Nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Chúng không chỉ là ngành kinh tế tiềm năng mà còn hỗ trợ nguồn thủy sản tự nhiên, giúp thủy sản tự nhiên có khả năng tái tạo. Tại Việt Nam, nuôi trồng thủy sản có tiềm năng phát triển với lợi thế về khí hậu, đặc biệt là mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, ao hồ dày đặc.
Bên cạnh những điểm mạnh, ngành nuôi trồng thủy sản cũng đứng trước mối lo ngại lớn liên quan đến môi trường. Sự dư thừa thức ăn cũng như quá trình phân hủy của phân, rác thải tạo điều kiện thuận lợi để sản sinh khí độc như NH3, NO2, H2, H2S, CH4, … đây cũng là cơ hội để vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh gây bệnh phát triển.
Nếu các chất gây ô nhiễm kể trên không được xử lý nghiêm ngặt, không chỉ môi trường nuôi trồng bị ô nhiễm, vật nuôi bị nhiễm bệnh dẫn đến thiệt hại kinh tế, sức khỏe của người dân sống xung quanh khu vực cũng chịu ảnh hưởng.
Phương pháp xử lý nước nuôi trồng thủy sản
Để xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản, nhiều phương pháp khác nhau được kết hợp sử dụng. Lọc tho là phương pháp cơ bản, được sử dụng ở giai đoạn đầu với mục đích loại bỏ chất rắn thông thường. Phương pháp lắng cũng có thể được sử dụng để giảm thiểu các chất lơ lửng trong nước.
Bộ lọc sinh học là giai đoạn tiếp theo của quy trình xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản. Phương pháp này cho phép xử lý amoniac, nitrit hòa tan trong nước. Mặc dù vậy, chúng không có khả năng xử lý các hợp chất hữu cơ hòa tan.
Giải pháp cuối cùng được đưa ra để xử lý những chất rắn tồn tại dưới dạng keo, đồng thời giảm thiểu sự tích tụ của nitrit trong nước. Phương pháp này thường được thực hiện bởi các chất oxy hóa và ozone là công cụ điển hình được sử dụng. Ngoài việc ứng dụng trong giai đoạn này, máy ozone cũng được dùng để khử trùng, khử màu, khử mùi ở giai đoạn cuối cùng.
Mô hình ứng dụng máy ozone trong nuôi trồng thủy sản
Tổng hợp các lợi ích khi ứng dụng công nghệ ozone trong nuôi trồng thủy sản
Việc sử dụng công nghệ ozone trong quy trình xử lý nước thải ngành thủy sản mang đến các lợi ích sau: Khử trùng, xử lý vi khuẩn, virus gây bệnh cho vật nuôi, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh trong nước
- Xử lý hợp chất hữu cơ hòa tan (DOC)
- Xử lý các chất keo tụ, chất hữu cơ
- Xử lý chất rắn mịn, các hạt dạng keo
- Xử lý nitrat trong nước
- Xử lý các hợp chất hóa học tồn dư
- Cải thiện hoạt động của bộ lọc sinh học
- Xử lý mùi, màu trong nước
- Giảm tiêu thụ nước, chi phí xử lý chất tồn dư, điều trị bệnh cho vật nuôi
Ozone khử trùng nước hồ nuôi tôm
Những điều cần lưu ý khi ứng dụng công nghệ ozone trong xử lý nước nuôi thủy sản
Ozone là chất có tính oxy hóa khử mạnh, do đó, chúng nhanh chóng phản ứng với hợp chất hóa học, vi sinh vật gây hại trong nước mà không để lại dư lượng hay phụ phẩm độc hại. Mặc dù vậy, để đạt hiệu quả xử lý cao nhất, người dùng cần quan tâm đến nhiều yếu tố khác nhau. Chúng bao gồm:
- Nồng độ ozone bơm vào trong nước: Nồng độ ozone quá nhỏ không thể đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải. Nhưng, nồng độ ozone quá lớn sẽ dẫn đến dư thừa, ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi trong ao/ hồ. Do đó, việc tính toán để đưa ra các chỉ số phù hợp về nồng độ ozone là rất cần thiết. Thông thường, cứ mỗi kg thức ăn nên được bổ sung 10-15g ozone. Có sự thay đổi về nồng độ ozone nếu mục đích sử dụng chính là khử trùng.
- Nhiệt độ môi trường: Một trong những điều đặc biệt quan trọng mà người vận hành máy ozone cần lưu ý đó nhiệt độ môi trường tỉ lệ thuận với tốc độ phản ứng hóa học của ozone, đồng nghĩa với việc, khi nhiệt độ cao, quá trình ozone hóa sẽ diễn ra nhanh hơn. Sự cân bằng nhiệt độ môi trường và nồng độ ozone phù hợp đảm bảo hiệu quả làm việc diễn ra an toàn, thu lại nhiều lợi ích.
- Không phải loài động vật nào cũng thích ứng với ozone. Theo nhiều khảo sát thực tế, các loài khác nhau có phản ứng khác nhau khi tiếp xúc với ozone, phản ứng này cũng có sự khác biệt trong các giai đoạn sống cụ thể. Do đó, việc tính toán và phòng ngừa tác động xấu sẽ giúp người vận hành giảm thiểu được rủi ro.
- Công nghệ ozone có thể được áp dụng trong quy trình xử lý theo các tần suất khác nhau. Chúng có thể thực hiện 1 lần/ 1 ngày hoặc tùy theo chế độ điều trị của kỹ thuật viên. Thông thường, nếu vật nuôi được bổ sung thức ăn làm nhiều lần trong một ngày, ozone được sục vào trong nước sau 3-4 giờ vì khi đó, nồng độ amoniac và chất hữu cơ hòa tan đạt mức tối đa. Ngược lại, nếu thức ăn được bổ sung 24h/1 lần, ozone được sục liên tục nhằm đảm bảo sự gia tăng chất thải ở mức thấp nhất.
- Sau quá trình phản ứng, hàm lượng ozone nên có sự dư thừa trong nước để duy trì việc khử trùng sau phản ứng. Trong thời gian từ 1 đến 15 phút, nồng độ ozone dư thừa được yêu cầu trong khoảng từ 0.2-0.4ppm.
- Nồng độ ozone trong nước nuôi trồng thủy sản cần được cập nhật liên tục, chúng có thể được thực hiện bằng bộ thử so màu hoặc đo quang phổ.
Lắp đặt máy ozone xử lý nước hồ nuôi tôm
Mặc dù, việc ứng dụng ozone trong nuôi trồng thủy sản mang đến những lợi ích đáng kể cho trang trại nhưng nếu không sử dụng đúng cách, rủi ro có thể xảy ra. Do đó, Dr.Ozone khuyến cáo khách hàng nên tham khảo kỹ ý kiến kỹ thuật viên của chúng tôi; vận hành theo đúng chỉ dẫn và nhanh chóng liên hệ để được tư vấn khi gặp vấn đề bất thường trong suốt quá trình sử dụng. Dr.Ozone vinh hạnh đồng hành cùng doanh nghiệp trên những chặng đường phát triển bền vững.