Quá trình khử trùng bằng ozone diễn ra một cách phức tạp nhưng, hàng loạt các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tất cả vi sinh vật đều nhạy cảm với ozone. Ngay cả nấm mốc – một loại nấm có sức đề kháng cao cũng chịu tác động bởi ozone. Cơ sở khoa học này trở thành tiền đề để ứng dụng ozone trong sản xuất sữa tươi một cách rộng rãi trên thế giới.
Khi được sử dụng trong sản xuất sữa tươi, ozone mang đến những ưu điểm như:
- Không để lại dư lượng hóa chất
- Không sản sinh phụ phẩm độc hại
- Dễ sử dụng, dễ ứng dụng
- Sản xuất tại chỗ, sử dụng tức thì, không cần thời gian di chuyển
- Dễ dàng phân rã thành oxy, tái tạo oxy cho môi trường
Để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất, người vận hành máy ozone trong sản xuất sữa tươi cần chú ý đến nhiệt độ, độ pH cũng như độ ẩm môi trường và ứng dụng thực tế.
Vai trò của ozone trong sản xuất sữa
- Ứng dụng ozone trong nhà máy chế biến sữa
Nhà máy chế biến sữa nói riêng và nhà máy chế biến thực phẩm nói chung được yêu cầu nghiêm ngặt về tính an toàn thực phẩm. Sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh dù là nhỏ trong sản phẩm cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường cho người sử dụng.
Trong suốt quy trình chế biến sữa, khử trùng đóng vai trò quan trọng. Không chỉ sữa thành phẩm được khử trùng mà toàn bộ đồ dùng, dụng cụ chế biến cũng như môi trường sản xuất đề cần được khử trùng.
Ozone đóng vai trò quan trọng trong nhà máy sản xuất, chế biến sữa tươi. Máy ozone được sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể như sau:
- Ozone xử lý cặn sữa và vi khuẩn tạo màng sinh học trên bề mặt dụng cụ chế biến
Làm sạch dụng cụ chế biến là công đoạn không thể thiếu trong các nhà máy chế biến sữa. Thông thường, những dụng cụ này được làm sạch bằng nước ấm nhằm loại bỏ cặn sửa kích thước lớn. Tuy nhiên, vi sinh vật bám trên bề mặt vẫn không được xử lý triệt để, bằng những cách khác nhau, chúng vẫn sinh sôi, phát triển.
Ozone là giải pháp khử trùng bề mặt hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, nước ozone hóa có thể loại bỏ đến 84% cặn sửa khỏi bề mặt đĩa trong khi nước ấm chỉ có tác dụng khoảng 51%. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, nước ozone hóa có hiệu quả chống lại màng sinh học của P. fluorescens và A. faecalis vượt trội hơn so với clo.
Sau quá trình khử trùng với ozone, lượng ozone dư thừa nhanh chóng phân rã thành oxy, không để lại dư lượng độc hại, không sản phẩm phụ phẩm nguy hiểm làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sữa.
- Ozone khử trùng sữa nước và sữa bột
Cũng như các loại thực phẩm khác, cả sữa nước và sữa bột đều cần được khử trùng. Nếu như với rau, củ, thịt, cá, khử trùng có thể áp dụng bằng việc gia nhiệt, đun nóng thì điều này khó áp dụng với sữa nước bởi khi nhiệt độ tăng giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm.
Khắc phục vấn đề này, công nghệ ozone được áp dụng. Chúng giúp khử hoạt tính của vi sinh vật trong sữa mà không làm thay đổi mùi, vị cũng như thành phần các chất có bên trong. Ứng dụng này đã được áp dụng tại Thụy Điển, cho thấy những kết quả tích cực.
Tương tự như sữa nước, sữa bột không thể khử trùng bằng nhiệt độ cao, thay vào đó, nhà sản xuất có thể sử dụng ozone. Quá trình ozone hóa không những không gây thiệt hại cho sản phẩm mà còn tăng cường khả năng tạo bọt và tính ổn định của protein.
Nhà máy Vinamilk sử dụng máy ozone để khử trùng đường ống dẫn sữa
- Ozone giúp bảo quản phô mai và các sản phẩm của sữa
Sau quá trình ứng dụng ozone trong nhà máy chế biến sữa để khử trùng không khí, sữa bột và sữa nước, phô mai cũng được bảo quản tốt hơn nhờ công nghệ này.
Nồng độ ozone thích hợp được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc trên phô mai. Trong phòng bảo quản, lưu trữ, khí ozone được bổ sung để giảm thiểu tối đa sự xuất hiện của vi sinh vật gây hại trong môi trường, tăng thời lượng sử dụng cho sản phẩm.
- Ozone xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa
Cũng như các nhà máy chế biến thực phẩm khác, trong suốt quá trình chế biến sữa, nhà máy sử dụng một lượng lớn nước. Nước thải từ nhiều giai đoạn đoạn dẫn đến bể chứa chung với nhiều thành phần khác nhau, trở thành mối đe dọa lớn cho môi trường.
Không chỉ sử dụng máy ozone trong giai đoạn khử trùng, nhiều nhà máy sản xuất sửa sử dụng ozone để oxy hóa các thành phần chính có trong nước thải từ sữa. Kết quả cho thấy, ozone hóa làm giảm chất béo bão hòa trong nước thải, giúp việc xử lý trở nên dễ dàng hơn.
Ozone cũng tham gia tích cực vào quá trình keo tụ, làm tăng hiệu quả xử lý COD từ nước thải sữa trong quá trình lọc nano.
- Ozone trong trang trại chăn nuôi bò sữa
Chăn nuôi bò sữa là công đoạn đầu tiên trong quy trình sản xuất sữa. Chỉ khi bò sữa cho ra nguồn sữa tốt, sữa thành phẩm mới đạt tiêu chuẩn về giá trị dinh dưỡng. Chỉ khi môi trường nuôi dưỡng và các phương pháp xử lý đạt chất lượng, sữa thành phẩm mới được đảm bảo tính an toàn thực phẩm.
Theo đó, vệc thực hiện tốt quy trình vệ sinh tại các trang trại bò sữa là cơ sở hàng đầu để sản xuất sữa tươi chất lượng cao.
Công nghệ ozone trong sản xuất sữa tươi không chỉ được áp dụng tại nhà máy chế biến, tại các trang trại chăn nuôi bò sữa, ozone cũng được ứng dụng, giúp khử trùng môi trường sống của vật nuôi cũng như dụng cụ vắt sữa, xử lý nước thải chăn nuôi.
Ở một vai trò khác, liệu pháp ozone là phương pháp điều trị bệnh viêm vú ở bò hiệu quả, giảm thiểu liều lượng thuốc kháng sinh được sử dụng mà không gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Như vậy, có thể khẳng định, trong sản xuất sữa tươi cũng như sữa bột, công nghệ ozone đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp tạo ra sản phẩm chất lượng tốt đồng thời xử lý chất gây ô nhiễm tồn dư trong nước thải.
Vai trò của ozone trong sản xuất sữa tươi không chỉ được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học mà còn thể hiện trong các ứng dụng thực tế. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của ozone đối với cuộc sống của con người.
Để có thể ứng dụng ozone an toàn, hiệu quả, người sử dụng nên tham khảo đầy đủ ý kiến của nhà cung cấp liên quan đến liều lượng ozone, thời gian tiếp xúc, thiết kế hệ thống cũng như sự kết hợp với phương pháp khác. Liên hệ ngay với Dr.Ozone nếu bạn có những băn khoăn cần được giải đáp.