Ozone được tìm thấy trong tự nhiên từ nhiều năm trước đây. Chúng cũng được chứng minh là chất diệt khuẩn hiệu quả. Khác với các phương pháp diệt khuẩn thông thường, ozone tác động đến lớp vỏ tế bò của vi khuẩn, virus khiến chúng không thể thực hiện quá trình trao đổi chất. Quá trình oxy hóa này đã giúp ozone có được hiệu quả làm sạch mạnh mẽ trên bề mặt đồ dùng, trong nước cũng như trong không khí.
Trong lĩnh vực sản xuất nước đóng chai, ozone được ứng dụng từ những năm 1893, đến năm 1906, chúng chính thức trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của nhà máy sản xuất nước đóng chai tại Nice, Pháp. Ozone cũng là công cụ khử độc thực phẩm, khử trùng không gian đáng được sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm.
Năm 2001, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức chấp thuận, cho phép sử dụng ozone trong xử lý, bảo quản và chế biến thực phẩm ở dạng nước và khí. Cùng năm, Dịch vụ Thanh tra và An toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA/ FSIS) cũng cho phép sử dụng ozone để khử trùng trên thịt và gia cầm.
Ở Việt Nam, công nghệ khử trùng ozone đã có vị trí nhất định trên thị trường, chúng được ứng dụng rộng rãi trong các bếp ăn tập thể và trở thành công cụ hàng đầu để làm sạch nước và không khí.
Bể sục rửa rau công nghệ Ozone khử trùng giai đoạn cuối thành phẩm cung cấp hệ thống siêu thị Vinmart
Các ứng dụng của ozone trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống
- Bảo quản thực phẩm: Ozone là một chất khí, vì vậy, việc sử dụng chúng để bảo quản thực phẩm tương đối đơn giản. Khí ozon được sục trực tiếp vào trong bầu không khí nhà kho hoặc trong hộp có chứa thực phẩm. Đối khi, nước ozone hóa được sử dụng để rửa thực phẩm hay làm thành đá để ướp thực phẩm. Sự xuất hiện của khí ozone không chỉ tiêu diệt/ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trên bề mặt thực phẩm mà còn giúp làm chậm sự chín của rau, quả, giúp thời gian sử dụng kéo dài lâu hơn.
- Khử mùi: Phòng lưu trữ thực phẩm không thể tránh khói sự xuất hiện của mùi do các hợp chất hữu cơ tạo thành. Những mùi này cho thấy vi khuẩn trong không gian nhưng chúng cũng dẫn đến cảm giác khó chịu cho con người. Khi ozone được bổ sung trong bầu không khí, chúng giải quyết vấn đề về mùi một cách nhanh chóng. Đối với nước, ozone đóng vai trò tương tự, giúp khử mùi và cải thiện màu nước.
- Khử độc thực phẩm: Trong ngành công nghiệp thực phẩm, loại bỏ dư lượng hóa chất trên bề mặt rau, củ, quả, thịt, cá là giai đoạn rất quan trọng; giúp món ăn sau khi chế biến an toàn hơn cho người dùng. Trước kia, thực phẩm thường được khử độc với clo, ngày nay, clo được thay thế bởi ozone do chúng để lại dư lượng và phụ phẩm. Khử độc thực phẩm bằng ozone thường được tiến hành bằng cách rửa thực phẩm với nước ozone hóa.
- Khử trùng: Trên bề mặt thực phẩm và trong nước không thể tránh khỏi sự xuất hiện của vi khuẩn, virus gây bệnh. Thậm chí có nhiều căn bệnh nguy hiểm trở thành đại dịch khi việc khử trùng không được thực hiện nghiêm ngặt. Bằng tính oxy hóa khử mạnh mẽ của mình, ozone mang đến hiệu quả nhanh chóng, áp dụng cả với nước và thực phẩm.
- Làm sạch đồ dùng: Để ngăn ngừa sự xâm hại cũng như phát triển của vi sinh vật gây bệnh trên thực phẩm, không gian và dụng cụ chế biến thực phẩm cũng cần được làm sạch thường xuyên. Nước ozone hóa được sử dụng như một phương pháp hiệu quả giúp khử mùi, khử trùng đồ dùng dễ dàng.
Quy trình khử độc thực phẩm bằng ozone tại các nhà máy chế biến thực phẩm
Ưu điểm của ozone khi ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống
Sở dĩ, ozone được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau của ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống là do chúng có những ưu điểm sau:
- Là chất có tính oxy hóa khử mạnh nhưng cũng dễ dàng phân rã, không để lại dư lượng và không sản sinh phụ phẩm
- Dễ dàng được tạo ra, sản sinh tại chỗ, không yêu cầu quá trình di chuyển phức tạp
- Sử dụng dễ dàng, vai trò khử trùng, khử mùi có thể được thực hiện bằng cách sục trực tiếp vào nước hoặc không khí
- Không yêu cầu hóa chất đầu vào
- Dễ dàng kết hợp với các phương pháp khác để đạt hiệu quả tối đa
- Đã được nghiên cứu và chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng thực tế
Vườn rau organic ở Đà Lạt sử dụng Ozone chăm sóc cây trồng